Thứ Tư, 22 tháng 4, 2009

Chùa Nam dư hạ

Tiêu dao ven sông

Chủ Nhật, ... chiều đi thăm chốn tổ, cũng có nhân duyên với chuyên đề nghiên cứu của mình, nên tham cứu mạng mẽo, biết chùa chẳng xa. Qua Liên Phái, rủ thêm tố nữ cùng ngao du. Thế là đi........

Chẳng mấy khi đi chơi, tiêu tao thắng cảnh. Chùa Nam Dư gồm 2 chùa Thượng Hạ, chùa Thượng xây từ đầu năm Vĩnh Tộ, theo văn bia còn ghi cũng cho thấy chùa cổ kính ngàn xưa. Dấu hoàng thân quốc thích hưng dùng thiền môn tịnh thất.

Chùa Nam Dư hạ, khuất sau đình, nằm lúp mình trong ven đê sông Hồng, tĩnh lặng. Xưa Hoà thượng Từ Phong Hải Quýnh ở chùa này, kế nối tông Lâm tế truyền từ Liên Phái, mà chi phối cho các thế hệ về sau vào đầu thế kỉ 18. Hiện chùa còn một số tháp, nhưng không có bia ghi chép lại hình tích. Hoạ chăng ngoài Hoà Thượng Phúc Điền ghi chép về ông. Từ Phong Hải quýnh từng thụ giới cho Phúc Điền làm Sa Di và đặt pháp hiệu là Thích Tịch Tịch vào năm 1790. Phúc Điền sang thế kỉ 19 đã rạng danh Phâật học nước nhà bằng việc là người biên dịch Nôm nhiều kinh sách Phật giáo. Ông cũng đúc kết lại nền học thuật Phật giáo nước nhà. Về từ Phong Hải Quýnh, ban đầu theo hoọc và kế pháp tại Liên Phái tự. Đồng thời nhận Nam Dư hạ làm nơi ẩn tu. Hiện nay kiểu thiết kế và cách bài tự tron chùa Nam Dư có nhiều đồng dị với chùa Liên Phái. Theo Kế Đăng Lục thì Hải Quýnh đứng hàng thứ 77 trong thế tổ Phật và vào đời thứ 4 của Liên Tông phái. Ông là người Bắc Ninh, 16 tuổ xuất gia, đảnh lễ Bảo Sơn Tính Dược Hoà thượng Liên Phái, sau được ấn khả. Sư thọ 84 tuổi, tăng chúng hơn 300 người, đắc

pháp khá nhiều. một hôm, Sư cho đánh chhuông gọi chúng tử, bảo với Tịch Truyền kệ phó chúc rồi niệm Phật trăm tiếng, sau an nhiên thị tịch quy tây.

Chùa Nam Dư hạ bây giờ trong chùa đúng là chùa, nhà tổ cổ kính, chùa cổ trang nghiêm. Nhà mẫu mới xây khang trang đẹp đẽ. Riêng phía trước san, sauTam quan, trong khuôn viên chùa dân công nhân nhà máy gần đấy tham lam tranh giành đất nhà họp của uỷ ban khi xưa làm nhà ở tạm rồi bây giờ chiếm luôn, thế là chùa vừa là nhà vừa là chùa. Lạ lắm! Nói chung, tàn dư của thời kì trước còn nhiều cái buồn cười lắm. Chẳng biết khi nào mới giải quyết xong. Nghiệp cụ chưa xong, nghiệp mới đã dựng. Cứ nhìn hệ thống hành chính nhập tách hiện nay thìbiết. Rối rắm lắm!

Xưa, chưa có cầu kiếc, qua sông thường là dùng thuyền. Bên kia sônh Hồng và bên này giao lưu cũng vậy. Đi khí xa gần cũng thuận nhân duyên đạo pháp. Môc tiêu tao vượt cầu sang sông, ngắm sông bên này chùa bên kia và ngược lại, cảm khái vô cùng. Sông thì vắng và xa, nước no như cuộn trôi tất cả. Bụi bặm của thế gian. Sông vốn hồng. Lòng càng đục! Cộn cộn trôi như cuốn cả ngàn năm lịch sử và lưu dấu đâu đây sự tang thương của di tích cổ xưa....

Thiền Phong lược thuyết



Chữ Nôm và sự nghiệp “Việt hóa” Phật giáo

Chữ Nôm và sự nghiệp “Việt hóa” Phật giáo Thiền Phong Viện Nghiên cứu Hán Nôm Là một trong hai chữ viết chính của thời đại phong kiế...